Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

[Review] Sững sờ và run rẩy


Tác giả: Amélie Nothomb



Được nhận với khuyến khích đọc đi, đọc đi, hay lắm, đọc rồi nói về nó đi, truyện cực kỳ đặc biệt luôn. Vì thế bài viết này được viết sau khi đọc và thảo luận về n vấn đề trong đó. Đặc biệt viết tặng Ngọc Anh, vì e sẽ trở thành Amélie cũng k biết chừng! (đùa thôi chứ e cũng k có khả năng là 1 Amélie đâu!)

Truyện hài, tin hay không tùy bạn nhưng đảm bảo nó k hài như bạn có thể thấy, nó hài mà châm biếm, chỉ chích một cách khéo léo, mắng mỏ một cách ngọt ngào và bất ngờ với độ sắc - đắt - gắt trong truyện.(cái ý này mượn từ buổi nói chuyện).

Một tác phẩm với chỉ hơn 150 trang (chính xác thì có 168 trang) nhưng những gì nó mang tới cho người đọc thì phải là vô giá. Thảo luận xong tác phẩm này còn mang đến cho tôi một nhận thức đau lòng là mình đã để mặc não bộ ngủ quá lâu, nhưng khổ nỗi cho dù tôi có thể “ngoan” trong nhiều chuyện thì tôi lại k đủ “ngoan” với chính mình.



Bạn có phải nhân viên công sở không, có phải người sắp bước vào 1 công ty to với số nhân viên của mỗi phòng làm việc ở khoảng vài chục. Bạn hy vọng vào điều gì, bạn mong đợi điều gì. Mượn câu trong bài viết của cậu tôi quen cũng mới viết :một cái tát, nhưng nó còn nhiều hơn, vì tôi đi làm rồi, và tôi thì đứng ngoài cái công sở nhìn vào cái phòng công sở … thậm chí khẽ thốt, may mà mình chưa đi làm, may mà mình chưa trở thành 1 OL(Office Lady). Chậc chậc! cái tính cách “quái dị” của tôi thì chắc tôi chỉ có lượn lờ chứ chui vào đó, chạy chân, cố gắng và ….chết lúc nào k biết cũng nên!

Nữ 9, Amélie mới tốt nghiệp, xin vào làm với vị trí phiên dịch nhưng khi Amélie bước chân ra khỏi cty thì công việc cuối cùng cô ấy làm lại là: nhân viên “đặc biệt” của nhà vệ sinh. Một tác phẩm ngắn đi kèm với lượng nhân vật ít, nhưng mối quan hệ chồng chất thông qua những nhân vật lại đủ để chúng ta giật mình. Nơi Amélie xin vào làm việc giống như thiên đường với chính cô vậy, nhưng trong thiên đường thì cũng sẽ có thượng đế, mà đã có thượng đế thì cũng phải có satan; nếu ông Haneda là thượng đế của Yoshimoto thì Omochi là quỷ dữ, lúc nào mà bùng nổ thì k khác gì núi lửa phun trào. Sẽ có những người đàn ông bình thường như ông Saito, biết mình đang đứng ở đâu vào thời điểm đó, nhưng ông cũng đủ tốt bụng, chỉ hơi tiếc là ông k thể nhiệt tình hơn chút nữa (nhân vật tôi nhớ nhất trong tác phẩm, k phải thích nhất đâu đấy). Có Fubuki điển hình cho 1 người phụ nữ Nhật.
“…. Đó là những lời “khủng khiếp” với vẻ mặt: bình tĩnh, ngây thơ và nhã nhặn…
Vẻ mặt cô gái Nhật được giáo dục tử tế vẫn bất động và vô cảm , và chắc phải dùng tới máy đo địa chấn mới phát hiện…..”
Đây là đoạn ngắn (siêu ngắn) mô tả về Fubuki, mà sau đoạn này Amélie phải dùng tới thái độ “sững sờ và run rẩy” để kết thúc cuộc gặp mặt cuối cùng của Amélie với Fubuki trong cty này.

Nói thật thì tác phẩm này rất giá trị nhưng rất khó nói, nó miêu tả từng con người mà chỉ với vài nét phác họa đơn giản cũng đủ khiến ta bất ngờ, những mối quan hệ nhạy cảm trong công việc, giữa các đồng sự hay quan trọng hơn, nổi bật nhất là sự khác biệt giữa Âu và Á.

Mr Saito đủ tốt khi ông hỏi Amélie có chịu được thử thách không? Ông cũng đủ hiểu để “ngầm” giúp Amélie hiểu cô đang đứng nơi nào, rất tiếc là Amélie k đủ “hiểu” để có thể nhận sự giúp đỡ của ông và ông cũng k thể giúp cô quá nhiều.
Fubuki là nữ phụ của truyện, cô ghen tị với Amélie từ ngay lần đầu tiên 2 người chạm mặt nhau nhưng đây là điều mà cực kì ít người có thể nghĩ đến, nhưng Fubuki lại là điển hình của 1 người phụ nữ Nhật hiện đại; chỉ có khác hơn khi Fubuki là người cực kì yêu chính mình. Cô đủ yêu chính mình để k chấp nhận người bạn đời “dưới” mình cũng đủ yêu bản thân để cuối cùng cô cũng k còn ghen tị với Amélie mà lại trở thành “fan” của Amélie.

Cực lực đề cử tác phẩm, giá truyện cũng k đắt đâu, giá bìa là 32k, còn giảm giá xuống bao nhiêu thì chịu :))

Haizzz! Đọc SS&RR với NKCE xong thì 1 cơ số ngôn tình TQ bay tả tơi (=shift+del) khỏi máy tính, chỉ vì "...truyện thì chán, nội dung thì nhạt nhẽo, câu văn thì lủng củng,..." Số phận của mấy truyện đó tính ra là xui đi, bình yên chắc cũng k sao, nhưng mà vừa đọc xong truyện hay mà chuyển sang truyện dở thì có mắt nhắm mắt mở cũng k đọc nổi.



Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

[Review] Nhật ký chim én!


(Một tác phẩm còn đau đầu hơn "Sững sờ và run rẩy" khi đề cập đến ăn, giết người và tình dục)

Tác giả: Amélie Nothomb

Sự sợ hãi được chống lại bằng nhiều cách khác nhau và con người đôi khi lựa chọn dùng sự sợ hãi của người khác để che dấu sự sợ hãi của chính mình!

"..... 
Cuộc sống là gì trong cái khoảnh khắc mà người ta có được đặc ân hiếm hoi là không nhận dạng nổi chính mình?
Trong khoảnh khắc này: Ta sợ.
Tuy nhiên, không lúc nào ta được tự do hơn lúc ta chìm đắm trong trạng thái lãng quên ngắn ngủi khi tỉnh giấc.
....."

Khi nhân vật chính của tác phẩm giết chết nạn nhân cuối cùng của mình, anh ta không nhìn thấy sự sợ hãi trong đôi mắt cô gái, anh ta chỉ biết khi ngã xuống, đôi mắt ấy vẫn mở to.

Nỗi đau trong tình yêu biến anh ta thành một kẻ mất đi mọi cảm giác mà đáng lí ra, một con người đang sống đều có.

Nhưng khi anh ta nghe album Amnesiac(Chứng quên) của ban nhạc Radiohead, rồi sau đó nghe lại vài lần bài hát số 3 trong album: "Pull / Pulk Revolving Doors", anh ta xúc động, anh ta tìm lại được giác quan của mình, anh ta mở một cửa sổ mới cho mình (rất đúng nghĩa của từ cửa sổ):mắt. Và điều quan trọng nhất là anh ta lao đầu tiến tới niềm say mê Nghệ thuật đương đại.

Trong một quán rượu, anh ta tiến vào nghề nghiệp một tay giết thuê với tài năng bẩm sinh về việc bắn súng.Mà cơn nghiện nặng nhất đó là khi tay giết thuê này giết những người-khách hàng không có được yêu cầu, chỉ là những ai đó anh ta vô tình lựa chọn trên đường, những sự ngẫu nhiên. Tất nhiên là cơn nghiện này được chấm dứt nhanh chóng nếu anh ta không muốn bản thân trở thành khách hàng của một tay giết thuê nào khác.

Phi vụ cuối cùng của tay giết thuê này là giết một gia đình có bố - mẹ - cô con gái (khoảng 16 tuổi) - 2 đứa con trai.Nhưng... anh ta lại chỉ có thể giết 4 người vì người bố đã được cô gái đó "giết hộ". Đó cũng là lần đầu tiên anh ta bị ám ảnh bởi những nạn nhân của mình. Cô gái chết với đôi mắt mở to không chứa đựng nỗi sợ hãi!

Nhiệm vụ của tay giết thuê sau khi giết hết gia đình là mang chiếc cặp của người bố về, giao cho những kẻ đã thuê mình. Nhưng... anh ta đã không lập tức giao nó cho người trung gian của mình mà lại về nhà, mở cặp, xem đống giấy tờ , lấy ra quyển nhật ký, giằng co giữa việc đọc hay không đọc nó chỉ vì cô gái đó đã bắn chết bố mình khi ông ta lấy - đọc - quên để quyển nhật ký đó ở đâu(mà thật ra thì ông ta không "quên" điều gì). Tất nhiên anh ta đã đọc nó (nếu không thì lấy đâu ra truyện nữa) . Quyển nhật ký là một tác phẩm thất bại của "nhật ký"; nó không có "... tình yêu, tình bạn hay sự cãi cọ..." và cũng chỉ có duy nhất 1 trích đoạn ngắn đại diện cho cô gái và cho quyển nhật ký. Vậy mà nó lại chỉ là định nghĩa cho "một sinh vật đáng thương không có khả năng tự sưởi ấm".

Sáng hôm sau, một con én lạc đường vào căn phòng, nó không thể tìm ra lối thoát dù cánh cửa sổ đã được mở rộng và rồi nó hoảng sợ, tìm lối thoát để rời xuống khe hở hẹp giữa ti vi và bức tường. Và khi xác chết của chú én được mang ra, cô gái cuối cùng của gã giết thuê đã có tên Chim én. Xác của con chim én được chôn cạnh ngôi mộ của Nerval; sau giấc ngủ dành cho sự mai táng đó, anh ta đã được "trả lại" cảm giác của mình.

Kết thúc là cái chết của anh ta sau khi bôi đen những trang nhật ký và ăn nó vào trong bụng.

Đừng thắc mắc vì cảm xúc cho tác phẩm này rất mạnh, rất hoang mang và kỳ quái!
Không biết viết gì cho ăn và tình dục, nó đặc biệt vô cùng, để hôm nào có cảm xúc thì sẽ viết nốt! >"<